Trong những bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về personalized marketing.
Qua những bài viết đó, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của một hồ sơ khách hàng chính xác trong những chiến dịch personalized marketing thành công.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Eastplayers đi sâu vào tìm hiểu về Hồ sơ khách hàng, hay còn gọi là Buyer personas, để xây dựng và sử dụng nó hiệu quả nhất cho chiến lược marketing của bạn nhé.
Buyer personas là những sự trình bày bán hư cấu về khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên dữ liệu và nghiên cứu. Buyer personas giúp bạn tập trung thời gian vào những khách hàng đúng chuẩn, định hướng sự phát triển sản phẩm theo đúng nhu cầu của khách hàng bạn muốn tập trung, và kết nối công việc của tất cả phòng ban trong tổ chức của bạn, từ marketing, sales cho đến dịch vụ khách hàng.
Nhờ có buyer personas, bạn có thể thu hút được những lượt viếng thăm, leads và khách hàng mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp của bạn, cũng như là những người mà bạn có khả năng cao có thể giữ chân theo thời gian.
Cụ thể hơn, việc có hiểu biết sâu rộng về buyer persona là rất quan trọng để tạo được nội dung và đường hướng phát triển sản phẩm thích hợp, lên chiến lược chính xác cho sự theo đuổi khách hàng của bộ phận bán hàng cũng như tất cả những thứ liên quan đến việc thu hút và giữ chân khách hàng thông qua những dịch vụ phù hợp với những nhu cầu, hành vi và lo lắng của khách hàng một cách cụ thể.
Tất cả những điều trên có thể xảy ra là nhờ việc bạn có thể hiểu được khách hàng (hay khách hàng tiềm năng) của bạn sâu sắc hơn thông qua buyer persona.
Ví dụ, bạn có thể biết khách hàng mục tiêu của bạn là những người thích quan tâm, nhưng bạn có thể nhu cầu và sở thích của họ cụ thể là gì không? Qua đó, bạn có biết những đặc tính cơ bản điển hình của khách hàng lý tưởng của bạn không? Để có thể hiểu được toàn diện điều gì khiến khách hàng của bạn ở lại, bạn rất cần phát triển buyer personas chi tiết cho doanh nghiệp bạn.
Buyer persona mạnh nhất là những loại dựa trên nghiên cứu thị trường cũng như những insights thu được từ những khách hàng thực (thông qua khảo sát, phỏng vấn,...).
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp của bạn, bạn có thể có một/hai personas, hoặc thậm chí 10 đến 20. Tuy nhiên, nếu bạn mới làm quen với buyer personas, hãy bắt đầu với một con số nhỏ, rồi phát triển nó lên sau nếu cần.
Có một điều quan trọng nữa mà bạn cũng không nên bỏ qua, đó là tầm quan trọng của những buyer personas có tính chất tiêu cực. Trong khi buyer persona là đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn, một buyer persona mang tính chất tiêu cực, hay loại trừ, là đại diện cho tập người mà bạn không muốn nhắm đến để trở thành khách hàng của mình.
Ví dụ, tập khách hàng này có thể bao gồm những chuyên gia ngoài tầm phục vụ của sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hay những sinh viên chỉ tương tác với những nội dung thuộc về nghiên cứu/kiến thức, hoặc cả những khách hàng tiềm năng nhưng lại tốn quá nhiều tiền mới có thể thu hút được (có thể do giá sản phẩm trung bình quá thấp, hoặc khả năng rời bỏ cao, hay sự thiếu mong muốn trong việc mua lại hàng từ công ty bạn).
Thông qua việc hiểu rõ đối tượng này, bạn sẽ loại trừ được những contact không phù hợp, từ đó giảm chi phí cho mỗi lead (cost-per-lead) và cho mỗi khách hàng (cost-per-customer) cũng như tăng được năng suất của việc bán hàng.
Khi tiếp cận với dạng hồ sơ này, có lẽ bạn sẽ thắc mắc không biết có những loại hình buyer personas nào.
Thực tế thì, không có một danh sách buyer personas được công nhận toàn cầu để bạn lựa chọn, cũng không có một tiêu chuẩn về số lượng personas mà bạn cần là bao nhiêu. Điều này là bởi vì, mỗi doanh nghiệp (bất kể bạn có bao nhiêu đối thủ đi nữa) đều rất đặc biệt. Vì lý do này, buyer persona cũng cần riêng biệt cho từng doanh nghiệp đó.
Với những lý do trên, việc phát hiện và hình thành những buyer personas khác nhau có thể đôi khi hơi khó khăn.
Để có câu trả lời rõ hơn về cách thức làm được điều này, hãy đón chờ bài viết sau của Eastplayers nhé.
Hy vọng, với bài viết trên, Eastplayers đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết về Buyer Persona để bạn áp dụng vào personalized marketing nói riêng, cũng như giúp bạn xây dựng những chiến lược marketing và bán hàng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn nói chung.
Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.
Nội dung bài viết tham khảo nguồn: https://blog.hubspot.com/marketing/buyer-persona-research
Eastplayers luôn nỗ lực không ngừng để phát triển thị trường bằng công nghệ. Với insights thu được từ những nghiên cứu và ứng dụng trong mảng Digital Transformation (Chuyển đổi số), đặc biệt là Marketing Technology (Martech), Eastplayers hy vọng sẽ trở thành đối tác chiến lược lâu dài cùng doanh nghiệp bạn.