Trong bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của Retention Marketing.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Eastplayers đi sâu vào tìm hiểu cách xây dựng tập khách hàng trung thành (customer loyalty) thông qua một số cách làm để giữ chân họ, điển hình là những chiến lược có thể sử dụng trong Retention Marketing.
Nhiệm vụ cao cả nghe có vẻ chạm được đến trái tim bạn? Điều đó cũng sẽ xảy ra với khách hàng của bạn! Nếu bạn đam mê việc giúp mọi người sống lành mạnh hơn, giảm thiểu ô nhiễm, tìm được những căn nhà hạnh phúc cho thú nuôi bị bỏ rơi, hoặc bất cứ một mục đích nào khác, hãy thiết lập một chương trình advocacy. Khách hàng của bạn sẽ thấy hạnh phúc khi họ có thể đóng góp vào một nghĩa cử cao đẹp, và điều đó sẽ tạo ảnh hưởng tốt cho nhãn hàng của bạn. Khách hàng là advocate (người ủng hộ) sẽ dễ chọn nhãn hàng của bạn hơn là những nhãn hàng khác mà họ ít kết nối hơn.
Những ưu đãi hàng ngày mang khách hàng quay trở lại với website thương mại điện tử của bạn thường xuyên hơn mức bình thường. Chiến lược này cho khách hàng phần thưởng khi mua lại hàng của bạn thay vì mua của đối thủ, vì họ thấy họ sẽ mua được thứ gì đó với mức giá hời. Chiến lược này, vì thế, tạo ra tính cấp thiết, châm ngòi cho hành vi mua hàng bốc đồng (impulse purchase), bởi họ cảm giác ưu đãi này chỉ mang tính chất tạm thời. Và điều đó khiến họ hạnh phúc. Một nghiên cứu bởi một giáo sư kinh tế thần kinh học cho thấy rằng, việc nhận một phiếu giảm giá làm tăng mức oxytocin (hooc-môn tình yêu) lên 38%! Bạn có thể luân chuyển những sản phẩm mới và để người mua hàng đăng ký cách họ muốn nghe về những ưu đãi mới thông qua email hay mạng xã hội.
Con người thích được thấy đặc biệt, và bạn có thể chạm vào điều này với chiến lược retention marketing của bạn. Hãy tạo một câu lạc bộ độc quyền hoặc ưu đãi thành viên để khiến những khách hàng mua hàng lặp lại cảm thấy họ được truy cập vào những điều mà người khác không có. Nếu bạn là một nhà bán lẻ, có thể bạn nên tổ chức một buổi tối giải trí ở cửa hàng bạn cho những người đã mua một lượng nhất định trong tháng đó. Với ngành B2B, hãy tạo “exclusivity” bằng cách trao quyền tiếp cận những tính năng sản phẩm vẫn còn trong thời kỳ thử nghiệm cho những khách hàng có sự kết nối, tương tác đặc biệt.
Nguồn: tenego.com
Khách hàng của bạn xây dựng sự công bằng với doanh nghiệp bạn khi bạn thưởng cho họ khi họ mua hàng của bạn. Theo một nghiên cứu của TechnologyAdvice, con người sẽ muốn mua hàng ở những của hàng có chương trình khách hàng trung thành hơn đến 80%. Hãy suy nghĩ về thẻ tích điểm từ cửa hàng cà phê yêu thích ở trong ví của bạn. Điều này giúp cửa hàng đó nằm trong đầu bạn, từ đó tạo một “cú hích" để bạn ghé thăm và tích thêm nhiều điểm hơn. Với loyalty programs, bạn sẽ tạo ra được một trải nghiệm khách hàng hạnh phúc hơn.
Email marketing tiếp tục là một thành tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Mặc cho những “trận lụt" emails mà con người phải đối mặt mỗi ngày, bạn vẫn sẽ muốn nghe tin tức từ nhãn hàng bạn yêu thích. Nếu bạn sử dụng content marketing, những bản tin từ email là một kênh tốt để khiến khách hàng biết bạn vừa đăng tải nội dung mới trên trang blog của bạn. Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ thêm về những giảm giá thông qua email cho khách hàng của bạn. Một nghiên cứu bởi Adestra cho thấy rằng, những email có chứa những ưu đãi làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng nhiều hơn những review từ trang web hay những quảng cáo online.
McKinsey đã đưa ra báo cáo về hiệu ứng tích cực khi có một kênh feedback chuyên nghiệp cho khách hàng. Họ nhận thấy rằng, một công ty về năng lượng đã nhận được tỷ lệ retention tăng gấp 3 lần nhờ chiến lược này! Khách hàng của bạn có thể tư vấn cho bạn về thiết kế sản phẩm không? Tại sao không thử tạo ra một kênh cho những khách hàng gắn bó và đam mê sản phẩm của bạn nhất, để tạo nên một vòng feedback? Điều này sẽ cho khách hàng thấy rằng, bạn thực sự trân trọng những ý kiến của họ - và điều này giúp bạn có thể kết nối sản phẩm tốt hơn với những gì mà khách hàng muốn.
Nguồn: datadecisionsgroup.com
Có điều gì mà bạn muốn giúp khách hàng thông qua một công cụ miễn phí không? Có thể, công cụ của bạn mô phỏng việc một sản phẩm sẽ trông ra sao trong căn nhà của họ, hoặc giúp một khách hàng tính toán tiền tiết kiệm khi họ thực hiện một quyết định tài chính. Hãy xem xét việc cung cấp một bản “freemium" cho sản phẩm của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng, khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn và ít sự hy sinh hơn với những bản miễn phí. Điều này tạo dựng được danh tiếng tốt cho doanh nghiệp bạn và giúp khách hàng sẵn sàng chọn bạn hơn là những đối thủ của bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng, những chương trình referral có thể làm tăng sự cam kết của khách hàng với doanh nghiệp bạn. Bạn có thể thấy referral bonuses ở cả những chương trình loyalty trong B2B và B2C. Ví dụ, nếu bạn vừa sử dụng dịch vụ giao hàng tạp hoá, bạn có thể có 10$ tiền thưởng khi giới thiệu cho một người bạn của bạn - và người bạn đó cũng có thể tiết kiệm được tiền! Tương tự, những doanh nghiệp có thể cung cấp bonuses cho những khách hàng đã đề xuất những sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến với đồng nghiệp của họ. Nghiên cứu bởi một công ty về referral marketing là Extole đã cho thấy rằng, 13% những referral cho bạn bè có thể được chuyển đổi thành đơn hàng.
Nguồn: unifuldesign.com
Những nhà bán lẻ hàng đầu thêm vào sự cá nhân hoá để cung cấp một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Trên thực tế, Stephen Tucker hay Smart Insights cho rằng, cá nhân hoá không còn là một điều xa xỉ - người mua hàng kỳ vọng nó bởi họ đã trở nên quen thuộc với cách mà Amazon thiết kế riêng những ưu đãi. Sự cá nhân hoá cũng có thể hiệu quả với những chiến lược retention cho B2B. Một ví dụ là: những email sử dụng tên của người nhận. Một nghiên cứu bởi Yes Lifecycle Marketing cho thấy rằng, bằng việc chỉ thêm tên người nhận trong dòng tiêu đề sẽ làm tăng 50$ tỷ lệ mở email.
10. Retargeting:
Retargeting là một khái niệm cho quảng cáo online dựa trên lịch sử tìm kiếm của khách hàng. Chiến lược digital marketing này mang những người mua hàng quay trở lại để hoàn thành những giao dịch khi họ có thể đã quên về nó. Tất nhiên, nó hoạt động tốt. Nghiên cứu của The Journal of Marketing Research đã cho thấy rằng, điều này có thể mang 14.6% người tìm kiếm quay trở lại với website của bạn. Theo một nhà nghiên cứu của Stanford, một số nhà bán lẻ đang chi 50% ngân sách digital advertising cho retargeting.
Dịch vụ đặc biệt cũng là một công cụ hữu hiệu để mang khách hàng quay trở lại. Nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính cho thấy rằng, việc cung cấp những dịch vụ chất lượng cao làm tăng customer retention, và điều này sẽ mang đến sự cam kết và trung thành cao hơn từ khách hàng. Vì vậy, từ những đơn mua đầu tiên, hãy mở rộng trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể. Có rất nhiều cách để làm điều này, từ những email xác nhận được cá nhân hoá đến ghi nhớ tên khách hàng khi họ quay trở lại cửa hàng. Có lẽ, bạn cũng phải chấp nhận sự quay trở mà không nên hỏi gì thêm khi đối thủ của bạn nổi tiếng là tệ hại. Zendesk Sell cũng đề xuất những người bán hàng B2B kết nối với những khách hàng tiềm năng một cách con người nhất trên mạng xã hội.
Hy vọng, với bài viết trên, Eastplayers đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết về Các dạng chiến lược Retention Marketing, giúp bạn xây dựng những chiến lược marketing và bán hàng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Hãy đón xem bài viết tiếp theo để có cái nhìn đầy đủ hơn về chủ đề này nhé.
Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.
Nội dung bài viết tham khảo nguồn: https://blog.alexa.com/retention-marketing/
Eastplayers luôn nỗ lực không ngừng để phát triển thị trường bằng công nghệ. Với insights thu được từ những nghiên cứu và ứng dụng trong mảng Digital Transformation (Chuyển đổi số), đặc biệt là Marketing Technology (Martech), Eastplayers hy vọng sẽ trở thành đối tác chiến lược lâu dài cùng doanh nghiệp bạn.