DATA SILOS LÀ GÌ? Eastplayers Blog | Level Up Your Business
Back

DATA SILOS LÀ GÌ?

Trong những bài viết trước, cụm từ “data silo" là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên. 

“Data silo" gây hại rất nhiều cho doanh nghiệp, khiến họ phải tìm đến những nền tảng như CDP (Customer Data Platform - Nền tảng dữ liệu khách hàng) để giải quyết triệt để.

Vậy, “Data silo" là gì, và tác hại của nó chính xác là như thế nào?

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Eastplayers tìm hiểu về chủ đề này nhé.

 

Data silo là một nhóm raw data (dữ liệu thô) có thể được truy cập bởi một bộ phận nhưng lại bị “cô lập" khỏi toàn bộ phần còn lại trong tổ chức. Điều này tạo nên sự thiếu hụt trầm trọng về tính rõ ràng, hiệu quả và đáng tin cậy trong tổ chức đó.

Data silo thường xảy ra trong doanh nghiệp khi dữ liệu được thu thập bởi một công cụ của doanh nghiệp bị “cô lập" khỏi toàn bộ hệ sinh thái công nghệ của doanh nghiệp đó.

Có 2 viễn cảnh phổ biến thường xảy ra trong doanh nghiệp dẫn đến việc họ gặp vấn đề với data silo:

- Vấn đề với công nghệ: Dữ liệu không thể dễ dàng được trao đổi giữa các bộ phận trong tổ chức nếu không sử dụng công nghệ phù hợp. Các công ty cần sở hữu những phần mềm ứng dụng có thể xử lý nhanh những sự chuyển dịch thông tin và những sự tham chiếu chéo trong công ty. Hơn nữa, một số đội ngũ có thể sẽ được đào tạo tốt hơn trong việc sử dụng công nghệ cho việc chuyển dịch dữ liệu hơn những đội ngũ khác, khiến vấn đề trong khả năng tiếp cận một thông tin sau này dễ xảy ra hơn.

- Sự tăng trưởng trong các tổ chức: Đôi khi, khi một tổ chức phát triển quá lớn, việc chuyển dịch thông tin mượt mà trong doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, có quá nhiều phòng ban, văn phòng trên khắp cả nước hay thế giới, hoặc quá nhiều nhân viên, cảm giác bị cô lập khỏi phần còn lại của công ty. Hơn nữa, khi các tổ chức trở nên quá lớn quá nhanh, những vấn đề về mặt cấu trúc tổ chức rất dễ xảy ra. Điều này đòi hỏi rất nhiều bước để dữ liệu có thể được truyền qua nhiều cấp bậc khác nhau. Chưa hết, khi các doanh nghiệp tăng quy mô, sự cạnh tranh giữa nhân viên có thể sẽ gia tăng. Một số đội ngũ nhất định có thể sẽ không muốn đưa dữ liệu đến với đội ngũ khác, nếu họ muốn duy trì sự kiểm soát.

Nguồn: puzzlemaster.ca

 

Dù là nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng data silo trong công ty bạn, rõ ràng rằng, data silos không hề tốt. Tuy nhiên, cụ thể, nó không tốt đến mức nào?

- Data silos đưa ra một cái nhìn không toàn diện về doanh nghiệp:

Những người lãnh đạo của doanh nghiệp thường có nhiệm vụ phải tổng hợp toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp. Nếu bạn là người phải làm điều đó thay cho họ, bạn biết rằng đội ngũ bán hàng sẽ nói về những khách hàng mới, đội ngũ marketing sẽ chia sẻ về lượng leads và traffic, và đội ngũ kế toán sẽ đưa ra những báo cáo về chi phí và lợi nhuận. Vậy, điều gì khiến những thông tin này liên kết với nhau?Việc cố gắng để quản lý một doanh nghiệp với những dữ liệu bị cô lập cũng giống như cố gắng để chơi ghép hình mà không có bức tranh mẫu. Data silos, trong trường hợp này, cản trở bạn trong việc có một cái nhìn 360 độ về doanh nghiệp.

- Data silos tạo ra môi trường ít hợp tác với nhau hơn:

Nguồn: dreamstime.com

 

Một đội ngũ thường sẽ làm việc độc lập nếu có sự hiện diện của data silos. Họ thường sẽ chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu của chính họ, nên cũng chỉ làm việc với duy nhất dữ liệu đó. Điều này tạo ra một tổ chức bị chia cách. Các đội ngũ không hợp tác với nhau để hoàn thành dự án, khiến việc chia sẻ cùng một tầm nhìn trong doanh nghiệp là điều bất khả kháng.
Chúng ta đã nói về việc các nhà quản lý muốn có những quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, nếu đội trưởng của mỗi đội ngũ không thể nhìn thấy bức tranh lớn và chỉ có quyền truy cập vào một tập dữ liệu nhất định, quyết định của cá nhân họ sẽ hiếm khi hướng đến những mục tiêu toàn cầu của doanh nghiệp.
Trong những môi trường mà data silos trở nên phổ biến, văn hoá rõ ràng và đáng tin cậy rất khó được duy trì. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các đội ngũ chỉ tập trung vào những mục tiêu nhỏ của họ.

- Data silos dẫn đến những trải nghiệm khách hàng tệ:

Nguồn: pinimg.com

 

Trong hầu hết các doanh nghiệp, có rất nhiều điểm chạm đến khách hàng khác nhau. Những sự tương tác này xảy ra thông qua nhiều kênh và nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng. Điều này có nghĩa là, bạn sẽ có thành viên của nhiều đội ngũ như đội ngũ hỗ trợ, xuất hoá đơn, bán hàng, marketing,... tương tác với những khách hàng hoặc người mua hàng giống nhau.
Khi dữ liệu bị cô lập, bạn có thể dễ dàng mất dấu về câu chuyện của khách hàng với doanh nghiệp bạn - và không có điều gì có thể gây rối cho một khách hàng hơn việc phải lặp lại câu chuyện của họ nhiều lần cho nhiều người khác nhau.

- Data silos làm chậm doanh nghiệp:Việc có data silos sẽ làm lãng phí rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Thay vì có thể tự động trao đổi dữ liệu xuyên suốt qua các đội ngũ, dữ liệu bị cô lập trong các đội ngũ riêng biệt. Điều này đồng nghĩa với việc các đội ngũ phải chờ đợi cho đến khi họ nhận ra rằng, họ cần dữ liệu họ không có, phải tìm nơi chứa dữ liệu trong doanh nghiệp, lấy được quyền truy cập bằng tay, rồi mới có thể phân tích theo mục tiêu của họ. Khi bạn lấy được dữ liệu, tiếc thay, có thể nó không còn giá trị nữa.

- Data silos làm lãng phí nơi chứa thông tin:Nếu mỗi một nhân viên cần một loại dữ liệu đều lưu nó trong mục lưu trữ của công ty, một lượng lớn chỗ đựng sẽ bị lãng phí. Điều này, về lâu dài, sẽ làm lãng phí ngân sách của bạn trong việc lưu trữ dữ liệu mà bạn có thể không cần hoặc không muốn. Ngược lại, chúng sẽ tiêu tốn ít không gian hơn rất nhiều nếu dữ liệu nếu dữ liệu được sắp xếp hợp lý lên một nền tảng có thể được truy cập bởi tất cả nhân viên trong doanh nghiệp.

- Data silos làm đe doạ tính chính xác của dữ liệu:Dữ liệu là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Việc có nhiều công cụ khác nhau để thu thập thông tin về những khách hàng tiềm năng, khách hàng và đối tác sẽ giúp gia tăng giá trị của công ty. Tuy nhiên, khi dữ liệu bị lỗi thời, không toàn diện hoặc bị mất, giá trị bạn có thể lấy được từ chúng sẽ đi xuống rõ rệt.
Như đã đề cập ở trên, dữ liệu bị cô lập càng lâu, nó càng dễ bị lỗi thời, và dần trở nên thiếu chính xác, không sử dụng được. Thêm vào đó, mỗi đội ngũ có thể có quyền truy cập vào một dữ liệu giống nhau qua nhiều nguồn khác nhau. Điều này khiến sự khách quan của dữ liệu sẽ bị phá huỷ để phục vụ mục đích của từng đội ngũ khác nhau.
Bên cạnh đó, việc làm việc với data silos dẫn đến những dữ liệu sản sinh ra có chất lượng thấp, bởi những thông tin rời rạc sẽ rất khó liên kết với nhau. Nếu dữ liệu của bạn không được liên kết, bạn chắc chắn sẽ thấy những dữ liệu đối nghịch khi bạn kiểm tra chéo thông tin ở nhiều nguồn khác nhau.


 

Hy vọng, với bài viết trên, Eastplayers đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết về Data Silos, để bạn hiểu rõ hơn tại sao bạn cần dùng CDP, giúp bạn xây dựng những chiến lược marketing và bán hàng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn.

 

Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.

Nội dung bài viết tham khảo nguồn: 

https://blog.hubspot.com/service/data-silos 

 

Eastplayers luôn nỗ lực không ngừng để phát triển thị trường bằng công nghệ. Với insights thu được từ những nghiên cứu và ứng dụng trong mảng Digital Transformation (Chuyển đổi số), đặc biệt là Marketing Technology (Martech), Eastplayers hy vọng sẽ trở thành đối tác chiến lược lâu dài cùng doanh nghiệp bạn.



We are EastPlayers

A leading software consulting and development company growth-hacked by Insightful Geeks. We build up successful, impactful and sustainable world-class digitized business