Trong bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm và 2 trong nhiều dạng chính của Marketing Attribution Model - một mô hình rất hữu ích trong Marketing Analysis.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Eastplayers tìm hiểu thêm 5 dạng mô hình khác, để bạn có được những lựa chọn chính xác nhất cho quá trình nghiên cứu và phát triển marketing cho doanh nghiệp mình nhé.
Mô hình click gián tiếp cuối cùng sẽ khá hữu ích hơn so với mô hình click cuối cùng thông thường. 100% giá trị vẫn được chịu trách nhiệm bởi sự tương tác duy nhất.
Tuy nhiên, với click gián tiếp cuối cùng, bạn sẽ loại bỏ được những tương tác trực tiếp xảy ra trước sự chuyển đổi.
Traffic trực tiếp là khi có ai đó đến thẳng website của bạn bằng cách nhấp vào đường url hoặc một đường link được lưu lại bằng tay, cũng có nghĩa là người này đã biết về công ty bạn rồi.
Vậy, họ biết về công ty bạn như thế nào? Điều gì thúc đẩy họ đến thẳng website của bạn? Bằng cách loại trừ những traffic trực tiếp thông qua mô hình này, bạn có thể để kênh marketing dẫn đến sự chuyển đổi được hoạt động mạnh hơn.
Như đã đề cập ở trên, việc loại bỏ những click trực tiếp khiến mô hình này mang tính chất thấu hiểu khách hàng nhiều hơn là mô hình tương tác cuối cùng. Tuy nhiên, nó vẫn để một tương tác duy nhất chịu trách nhiệm 100%. Nếu khách hàng của bạn có 4 điểm chạm trước click gián tiếp cuối cùng, chúng có thể bị phớt lờ.
Với mô hình phân bổ tuyến tính, bạn chia trách nhiệm cho một sự chuyển đổi đều cho tất cả các tương tác mà khách hàng có với doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ, một khách hàng thấy bạn trên Instagram, đăng ký vào danh sách email của bạn và sau đó click vào một đường link trong email. Tuần sau, họ đến website và mua đơn hàng 120$.
Có 3 điểm chạm trong trường hợp này. Mỗi điểm chạm có trách nhiệm 33%, hay 40$ giá trị chuyển đổi trong tổng giá trị của đơn hàng.
Mô hình này cho bạn một cái nhìn hài hoà về toàn bộ chiến lược marketing hơn là mô hình chỉ dựa vào một sự kiện.
Tuy nhiên, chính vì sự phân bổ đồng đều, chúng ta sẽ khó biết được chiến dịch marketing nào hiệu quả hơn, bởi nó không làm nổi bật được yếu tố này.
Nếu bạn muốn một mô hình phân bổ dễ hiểu và dễ để giải thích về khách hàng, đây là một lựa chọn tốt. Nó cũng là một phương án hay để chứng minh được giá trị của từng kênh marketing.
Mô hình phân rã thời gian, cũng giống với mô hình phân rã tuyến tính, chia đều giá trị cho nhiều sự kiện. Tuy nhiên, điểm khác nhau là mô hình này cũng quan tâm khi nào thì sự tương tác xảy ra.
Những tương tác xảy ra gần thời gian với việc mua hàng hơn sẽ có giá trị cao hơn. Ngược lại, tương tác đầu tiên có trách nhiệm ít hơn.
Nếu việc xây dựng mối quan hệ là một yếu tố lớn trong sự thành công của doanh nghiệp, việc sử dụng mô hình phân rã thời gian là một cách tốt để đạt được mục tiêu đó.
Hãy nhớ rằng, mô hình này giảm thiểu hiệu ứng “đỉnh phễu" trong kỹ thuật marketing. Bạn có thể muốn sử dụng mô hình này khi phải đối mặt với một vòng đời bán hàng đặc biệt dài, chẳng hạn như ngành B2B đắt đỏ.
Mô hình phân bổ dựa trên địa điểm (hay còn gọi là Mô hình phân bổ dạng chữ U) chia trách nhiệm cho việc bán hàng giữa sự tương tác đầu tiên với khách hàng tiềm năng với nhãn hàng của bạn và khoảnh khắc họ được chuyển thành lead.
40% trách nhiệm được chia cho mỗi điểm chạm này, và 20% còn lại được chia cho bất cứ tương tác nào xảy ra ở giữa.
Ví dụ, nếu một khách hàng tiềm năng có sự liên hệ đầu tiên với doanh nghiệp bạn thông qua Google search, rồi xem trang Facebook công ty bạn, rồi đăng ký nhận email về thông tin mới, thì điểm chạm đầu và thứ 3 nhận được 40% trách nhiệm, và lần thăm Facebook nhận 20%.
Sự phân bổ dựa trên vị trí là một mô hình mạnh cho nhiều dạng doanh nghiệp có nhiều điểm chạm trước khi chuyển đổi xảy ra. Ít nhất, nó để tất cả sự tương tác chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh hơn 2 yếu tố quan trọng nhất, lần đầu tiên khách hàng tìm thấy bạn bạn tương tác khiến họ được chuyển đổi.
Bạn có biết một sự đánh giá mà bạn muốn mỗi điểm chạm của bạn có không? Bạn có một phễu cụ thể mà bạn muốn đánh giá không?
Bạn có thể tạo ra một mô hình cho riêng bạn để giúp doanh nghiệp phân bổ được hiệu quả vào những điểm chạm mà bạn cho là quan trọng.
Đây là mô hình cho bạn một cái nhìn đa sắc nhất cho việc điều gì mang lại doanh thu cho bạn. Tuy nhiên, mô hình này khó để tạo ra, và cần rất nhiều dữ liệu. Những doanh nghiệp có vòng đời mua hàng dài và có nhiều dữ liệu trong tay là những ứng cử viên sáng giá nhất cho mô hình này.
Hy vọng, với bài viết trên, Eastplayers đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết về Marketing Attribution Model, giúp bạn xây dựng những chiến lược marketing và bán hàng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Hãy đón xem bài viết tiếp theo để có cái nhìn đầy đủ hơn về chủ đề này nhé.
Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.
Nội dung bài viết tham khảo nguồn:
https://agencyanalytics.com/blog/marketing-attribution-models
Eastplayers luôn nỗ lực không ngừng để phát triển thị trường bằng công nghệ. Với insights thu được từ những nghiên cứu và ứng dụng trong mảng Digital Transformation (Chuyển đổi số), đặc biệt là Marketing Technology (Martech), Eastplayers hy vọng sẽ trở thành đối tác chiến lược lâu dài cùng doanh nghiệp bạn.