Back

TỐI ƯU HOÁ GOOGLE ADS (PHẦN 2)

Trong bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về một số cách để tối ưu hoá Google Ads.

Bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào hai cách thức khác và một số tips hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng để hoàn thiện tư duy và kết quả cho các chiến lược Google Ads của doanh nghiệp bạn.

 

3. Thêm vào những keywords chính xác:

Chiến lược thứ 3 để tối ưu hoá hiệu quả chiến lược Google Ads của bạn với ngân sách eo hẹp là thêm vào nhiều keyword chính xác. Đây thực sự là điều mà bạn nên luôn luôn hướng tới với tất cả các chiến lược tìm kiếm có trả tiền của bạn, kể cả Facebook ads. Tuy nhiên, khi giảm ngân sách, bạn nên chuyển qua dành hầu hết thời gian trong việc quản lý CPC (Cost Per Click) để làm được điều này.

Có một nguyên lý rất quan trọng trong việc này: Bạn không chỉ nên thêm vào nhiều keyword chính xác, mà bạn còn nên tìm kiếm những khái niệm dài hơn cho việc tìm kiếm (những keyword dài). Những cụm keyword dài hơn nhưng vẫn chính xác có tác dụng:

- Có mức độ cạnh tranh thấp hơn

- Cho phép bạn phải bỏ tiền vào ít hơn

- Cho phép bạn viết những quảng cáo tốt hơn và chính xác hơn (và nếu bạn chưa quen với khái niệm Single Keyword Ads Groups - nhóm quảng cáo một keyword, giờ là thời điểm thích hợp cho điều đó).

google ads optimization long tail keywords graph

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Độ dài của những keyword dài nhưng vẫn chính xác là bao nhiêu?

Câu trả lời có thể thực sự đa dạng giữa những nhà quảng cáo khác nhau, nhưng với hầu hết họ, keywords có 2-5 từ là độ dài vàng. Những keyword có duy nhất 1 từ sẽ có thể đắt đỏ và có tỷ lệ chuyển đổi thấp, trong khi những keyword có hơn 5 từ thường có lượng tìm kiếm thấp và hầu như không có được lượng traffic nào.

Ví dụ, nếu bạn muốn chạy Google Ads cho giày leo núi:

- Keyword “Giày" là quá rộng và đắt đỏ

- Keyword “Giày leo núi" tốt hơn một chút. Bây giờ, quảng cáo và trang landing page của những đôi giày leo núi của bạn sẽ được liên hệ sát hơn, bạn bạn không phải cạnh tranh với những nhà quảng cáo sử dụng từ “Giày" làm keyword

- Xa hơn, bạn có thể thử “Giày leo núi bán online", “Giày leo núi đỏ online" và “Online sale giày leo núi"

Quảng cáo của bạn trông đã tốt hơn một chút. Hãy tưởng tượng một nhóm quảng cáo tên là “Giày leo núi bán online" có mang những keyword và hiển thị một quảng cáo và trang landing page phù hợp hoàn hảo. Những nhóm quảng cáo như vậy cho phép bạn viết những quảng cáo có mức độ chính xác và độ tiếp cận hiệu quả cao hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng, chỉ số CTR của bạn sẽ cao hơn, đồng nghĩa với việc có điểm đánh giá chất lượng cao hơn, và số tiền phải bỏ ra thấp hơn.

Đây chính xác là lý do tại sao bạn nên luôn hướng tới điều này, nhưng đặc biệt là khi bạn đang giảm ngân sách cho Google Ads. Với ngân sách cao, bạn có thể muốn đi rộng để có được brand awareness (sự nhận diện thương hiệu) cao hơn hoặc có nhiều lượt chuyển đổi hơn, với mức giá cao hơn. Khi giảm ngân sách, bạn muốn có được lượng chuyển đổi cao nhất với mức giá thấp nhất có thể.

Vậy, câu hỏi tiếp theo là: Bạn nên tìm những keyword đúng ở đâu?

Câu trả lời là: tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng những nơi không nên tìm chúng, ví dụ như trên công cụ Google Keyword Planner. Có 2 lý do cho điều này:

- Công cụ này là công cụ tìm kiếm keyword phổ biến nhất, có nghĩa là hầu hết đối thủ của bạn có lẽ đang sử dụng nó hiệu quả, dẫn đến tất cả mọi người đang cạnh tranh cho những keyword giống nhau

- Công cụ này cũng sẽ liệt kê nhiều keyword không liên quan (hoặc không liên quan nhất, dựa vào thiết lập tìm kiếm của bạn), khiến bạn mất tập trung hoặc tốn nhiều thời gian để lọc kết quả bằng tay.

Tuy nhiên, tin vui là, vẫn có một vài công cụ tìm keyword miễn phí ngoài kia cho bạn, như Ubersuggest hay Google Search Console.

Bạn có thể đang nghĩ rằng, thật vô ích khi phải trả tiền cho những keyword đã mang lại organic traffic cho website của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng giống như tranh cãi xung quanh việc sử dụng tên thương hiệu làm keyword. Thêm vào nhiều keyword vào chiến dịch của bạn - kể cả những keyword đã mang lại organic traffic cho bạn - sẽ cho phép bạn có được nhiều traffic hơn từ nó, cũng như cho bạn được kiểm soát tốt hơn trong việc phần nào trên website của bạn khiến người viếng thăm xem nhiều và thông điệp nào đã được đưa đến họ.

Đến cuối cùng, những traffic có tính liên quan cao và những thông điệp tốt hơn sẽ mang lại nhiều lượt chuyển đổi hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, đó chưa phải là lợi ích cao nhất bạn có thể nhận được. Sử dụng Search Console, bạn có thể tìm những khái niệm tìm kiếm mà website của bạn hiện lên trong kết quả tìm kiếm nhưng bị ở vị trí thấp và không có traffic. Đó chính là những khái niệm tìm kiếm bạn sẽ muốn có trong những chiến dịch của bạn.

 

google ads optimization search console

 

4. Tìm hiểu sâu hơn về Google Analytíc với mục In-market:

Nếu tài khoản Google Ads của bạn không liên kết với tài khoản Google Analytics, bằng mọi giá, hãy dừng đọc bài này và thực hiện điều đó ngay (nhưng đừng quên quay lại nhé)! Việc kết nối Google Analytics và Google Ads rất đơn giản và cũng là điều bắt buộc phải làm.

Sau khi bạn đã kết nối hai tài khoản này, hãy bắt đầu nói về việc làm thế nào bạn có thể sử dụng Google Analytics nhiều hơn là chỉ cho những chỉ số thông thường như bounce rate (tỷ lệ thoát) và time on site (thời gian lưu lại trên website).

Trong tài khoản Google Analytics, nhấp vào thanh “Audience", sau đó là “In-market Segments". Ở đó, bạn sẽ tìm được những dữ liệu vàng. Google đã phân loại những lượt viếng thăm website của bạn dựa trên thăm dò việc họ ở trên đó làm gì.

Những con số trong hình dưới đây đã được ẩn, nhưng thanh hiển thị này sẽ cho bạn thấy những kết quả chính xác cho từng hạng mục audience.

google ads optimization in market segments

 

Câu hỏi là, bạn có thể làm gì với In-market Segments?

Hãy tạo một mục tiêu, ngoài liên quan đến sự chuyển đổi, mà bạn đang muốn đạt được với chiến dịch Google Ads của bạn, và thêm nó vào trong báo cáo này. Bây giờ, nhìn vào lượng audience có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Bạn có thấy họ không? Nếu có thì, tuyệt vời! Tiếp tục, bạn hãy đi đến tài khoản Google Ads và thêm vào những audience cho chiến dịch của bạn (trên thanh “Audience"), và thêm điều chỉnh về đầu tư tiền cho họ.

Ví dụ, bạn có thể thấy rằng, mọi người đang trên thị trường tìm kiếm “Dịch vụ tài chính" đang chuyển đổi với mức cao hơn mức trung bình tổng thể. Vì vậy, hãy thêm audience này vào chiến dịch của bạn, và cho nó một sự điều chỉnh đầu tư cao hơn, ví dụ 20%. Tiếp đó, Google sẽ thêm 20% tiền chạy quảng cáo nếu nó xác nhận rằng user đó là một trong những audience trong đối tượng này.

Như vậy, In-market segments giúp bạn đảm bảo việc bạn đầu tư nhiều hơn cho lượng audience có khả năng được chuyển đổi cao hơn.

Kể cả khi bạn sử dụng hình thức CPA (Cost-per-action - Trả tiền cho từng hành động), bạn vẫn có thể muốn thêm những audience này. Chả bao giờ là hại cho bạn trong việc có thêm dữ liệu, và bạn có thể thấy rằng, có vài audience bạn muốn tập trung, và một vài audience khác bạn muốn bỏ chú ý.

google ads optimizations on a tight budget in market segments

Bây giờ, hãy thực hiện tất cả những điều bạn đã làm với audiences của bạn cho hạng mục audience tương đồng và dựa theo nhân khẩu học.

 

5. Tips để mài giũa chiến dịch tìm kiếm của bạn:

Trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế như bây giờ, khi hầu hết những nhà marketer công nghệ số phải giảm ngân sách cho quảng cáo, việc có một chiến lược tìm kiếm chắc chắn sẽ quan trọng hơn bao giờ hết, vì một lý do đơn giản:

Hầu hết nhu cầu của mọi người đã thay đổi trong vài tháng qua, và họ đang tìm kiếm giải pháp để giải quyết tình trạng bình thường mới của họ.

Bằng cách áp dụng chiến lược tìm kiếm, bạn có thể sẽ ở đó khi khách hàng lý tưởng của bạn đang tìm kiếm cho một ý định nào đó một cách cụ thể.

 

Hy vọng, với bài viết trên, Eastplayers đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết về Tối ưu hoá Google Ads, giúp bạn xây dựng những chiến lược marketing và bán hàng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Hãy đón xem bài viết tiếp theo để có cái nhìn đầy đủ hơn về chủ đề này nhé.

 

Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.

Nội dung bài viết tham khảo nguồn: https://www.wordstream.com/blog/ws/2020/08/24/google-ads-optimization 

 

Eastplayers luôn nỗ lực không ngừng để phát triển thị trường bằng công nghệ. Với insights thu được từ những nghiên cứu và ứng dụng trong mảng Digital Transformation (Chuyển đổi số), đặc biệt là Marketing Technology (Martech), Eastplayers hy vọng sẽ trở thành đối tác chiến lược lâu dài cùng doanh nghiệp bạn.



We are EastPlayers

A leading software consulting and development company growth-hacked by Insightful Geeks. We build up successful, impactful and sustainable world-class digitized business